1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Âm và duơng là hai biểu hiện, hai mặt, hai tính chất ĐỐI LẬP của bất kỳ sự vật, hiện tuợng nào.

Chú ý khi nói âm duơng, ta luôn hiểu đây là 1 cặp tính chất KHÔNG THỂ TÁCH RỜI NHAU; nếu không có ÂM thì cũng chẳng có Duơng và nguợc lại. ÂM DUƠNG LUÔN ĐI VỚI NHAU.
Các ví dụ trực quan khi xét âm duơng:
Các tính chất sau của âm duơng:
Âm sinh Duơng, duơng quay nguợc lại tuơng tác rồi sinh âm, vì vậy ta nói: âm phù, duơng trợ.
Âm sinh duơng là quá trình NHANH, Duơng trợ âm là quá trình CHẬM.
VD: rễ cây lấy nuớc và chất dinh duỡng nuôi thân-cànhlá:nhanh;
Lá và cành khô rụng xuống, làm giàu dinh duỡng của đất để bổ trợ rễ: chậm.
Khái niệm Âm Duơng trong Dịch học bắt nguồn bằng câu ngắn gọn sau đây của Khổng Tử:
“Dịch có thái cực; thái cực sinh luỡng nghi; luỡng nghi sinh tứ tuợng; tứ tuợng sinh bát quái; bát quái định cát hung”.

Trong quẻ Dịch: âm đuợc quy định bằng hào đứt nét, duơng được quy định bằng hào liền nét.
Như vậy, mô hình về vũ trụ trong Dich học là như sau: ban đầu tồn tại môt THỂ thống nhất là THÁI CỰC (nó là gì không ai biết),sau đó thể này phân chia âm duơng; âm duơng nhanh chóng tái hợp với nhau theo 1 dạng thức khác – yếu hơn – để tạo thanh 4 TUỢNG, gồm:thiếu âm –thái âm-thiếu duơng-thái duơng.
Bốn tuợng này, lại được thêm vào chúng 1 ký hiệu duơng và âm nữa, để tạo thành 8 biểu tuợng, mỗi biểu tuợng 3 vạch, gọi là BÁT QUÁI (tám quái).

2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Thuyết này không rõ thời điểm hình thành, cũng không rõ nó có cùng nguồn gốc với thuyết AD hay không. Gần đây một số công trình đã cố gắng chứng minh rằng thuyết ngũ hành là hệ quả của thuyết Âm Dương nhưng các công trình này xem ra chưa thuyết phục.
Theo thuyết này, mọi sự vật/hiện tuợng/trạng thái…trong vũ trụ đều thuộc 1 trong 5 hành sau đây:

- Mũi tên đỏ chỉ quan hệ khắc, ví dụ Thổ khắc Thủy, Kim khắc Mộc…
- Mũi tên trắng chỉ quan hệ sinh, ví dụ: Kim sinh Thủy, Mộc sinh Hỏa…
CHÚ Ý: không chỉ vật chất (người, sự vật, hiện tượng…) mà ngay cả các yếu tố tinh thần (ý nghĩ, tâm lý…) cũng được gán cho thuộc tính của ngũ hành.